Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2011

CHẨN BỆNH BẰNG MÁY ĐO HUYẾT ÁP

 LY. Tạ Minh
 (Bài của Thầy Tạ Minh viết cho DC Hà Nội sáng mồng 2 Tết - 04/02/2011)

Khi khám bệnh và chữa bệnh cho một bệnh nhân nếu nắm vững số đo huyết áp và tình hình tim mạch của họ, chúng ta sẽ rất an tâm.
Bài viết này trinh bày những kinh nghiệm của tôi sau thời gian dài nghiên cứu:

Huyết áp cao là một bệnh chứng phức tạp và thường gây nguy hiễm cho người bệnh. Tôi rất thú vị khi nghe BS Bùi Xuân Vĩnh phát biểu trong chương trình  “Sức khỏe cho mọi người” của HTV rằng: “…huyết áp cao là một bệnh nguy hiễm và nham hiễm…”. Nguy hiễm vì có thể gây đột tử, nham hiễm vì nó thường hay giả vờ sống chung hòa bình với bệnh nhân rồi đánh mạnh đột ngột khiến ngành y đôi khi cũng đối phó không kịp, chưa kể nó có thể im lặng không báo hiệu gì cả cho đến khi bệnh nhân bị gục ngã.
Huyết áp như thế nào chỉ có thể xác định bằng máy đo huyết áp. Bắt mạch của Đông y tuy có thể phỏng đoán nhưng không thể chính xác được. Vì thế, tôi luôn đo huyết áp cho bệnh nhân từ ngày…. biết cách đo HA.
Qua thời gian, tôi có một số kinh nghiệm dùng máy đo HA để chẩn đoán phát hiện sớm một số bệnh lý về tim mạch cho bệnh nhân. Nhất là với các bệnh nhân lao động, không mấy hiểu biết và cũng không mấy quan tâm đến sức khỏe nếu bệnh tình không hành hạ họ (tôi vốn theo đuổi chữa bệnh từ thiện hơn 24 năm nay, hầu hết là bệnh nhân nghèo).
Nhận thấy phát hiện này tuy nhỏ nhoi nhưng quý giá cho mọi người nên tôi mạnh dạn đưa lên đây. Ai thích thì dùng hầu góp phần bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân và giãm thiểu “tai nạn nghề nghiệp” cho những ai lỡ mê nghề chữa bệnh… như tui(!!!!)….hihihi.

Trên nguyên tắc, huyết áp kế (HAK) chỉ để đo huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch máu.
Máu là một hổn hợp gồm lỏng là huyết tương và đặc gồm các huyết cầu (hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu).
Trị số huyết áp,là áp suất của giòng máu được hình thành bởi:
1.      Sức co bóp và giãn nở của tim (trương lực tim). Co bóp tạo thành tâm thu, giãn nở tạo thành tâm trương.
2.      Độ nhớt của máu: gồm độ loãng hay nhầy nhớt của huyết tương (lượng chất béo có trong huyết tương, các chất khác hòa tan trong huyết tương), và tỉ lệ đặc/lỏng của máu (số lượng của các huyết cầu/huyết tương).
3.      Sự trơn tru hay sần sùi của lòng động mạch.
4.      Độ săn chắc của cơ bắp và độ cứng (khác với độ đàn hồi của thành mạch) của động mạch cánh tay trên. Hai yếu tố này ảnh hưởng rất ít nhưng có góp phần trong trị số của huyết áp. Lệ thuộc cơ địa mỗi người.
Đây chính là các hiện tượng thủy động lực của giòng máu trong cơ thể. Mọi thông số vừa nêu đều thể hiện lên trạng thái hoạt động của cây kim máy đo huyết áp.
Ngoài ra trạng thái hoạt động kim đồng hồ của HAK còn thể hiện vài ý nghĩa khác của tim và động mạch: tình hình van 2 lá ở thất trái, van động mạch chủ,tình hình của thần kinh tim (nhịp đập, tốc độ tim co, biên độ tim co-giãn).
Dựa vào quy luật của thủy động lực học và cơ cấu chế tạo của HAK  tôi có các nhận định sau:
Khi túi hơi căng phồng (nguyên tắc là kim HAK phải ở trị số 200 đến 220) đè lên cơ bắp cánh tay trên rồi động mạch khiến mạch máu xẹp lép, không cho máu đi qua. Khi xả hơi; lúc đầu áp suất túi hơi thắng áp suất máu, cây kim không bị tác động nên tuột dần đều xuống trị số thấp. Trong khi đó, tim vẫn co bóp và giãn nở theo nhịp của nó. Khi túi hơi bị xả khí, áp suất hạ dần đến mực ngang bằng với áp suất giòng máu thì cây kim bắt đầu bị tác động. Nó khựng lại một chút xíu rồi mới tuột tiếp. Nhịp tim kế tiếp thì vì túi hơi vẫn tiếp tục xả khí nên ở nhịp co bóp này, áp suất túi hơi bắt đầu thấp hơn áp suất máu, do đó trước khi tiếp tục tuột xuống kim bị tác động lui lại (hình thành trị số huyết áp tâm thu) một khoảng cách tương ứng với sự trương nở của động mạch và biên độ tim co, máu bắt đầu đi qua để đến động mạch quay ở cổ tay. Cứ thế cho đến khi khí trong túi hơi không còn đè lên động mạch (thông qua lớp cơ bắp) ta thấy kim không còn bị giật luimà tốc độ tuột cũng chậm hẳn, hình thành trị số huyết áp tâm trương. Lúc này giòng máu đi qua tự do không gặp lực cản trở nào nữa.
Trên nguyên tắc, khi đo huyết áp phải dùng ống nghe để nghe tiếng động của áp suất máu đập vào túi hơi. Nhưng trên thực tế, vì đo nhiều người liên tục khiến tai mình bị đau, các y tá kinh nghiệm đã không đeo ống nghe mà bắt mạch ở cổ tay để theo dỏi. Tôi cũng không đeo ống nghe nhưng không bắt mạch mà chỉ theo dỏi sự hoạt động của kim đồng hồ HAK. Thoạt đầu cũng chỉ vì sợ đau tai thôi. Một thời gian sau tôi nhận thấy sự hoạt động của kim HAK trên các bệnh nhân đều khác nhau. Chú ý khảo sát một thời gian dài, kết hợp với các chẩn đoán cận lâm sàng như Điện tâm đồ (ECG), Siêu âm màu (Doppler) tôi có các kết luận sau:
1-      Kim khựng lại 5 nhịp trở lên trước khi giật lui: đa số là bệnh nhân có bị thiểu năng mạch vành tim. Khi kết hợp với xem lưỡi của Đông y, nếu thấy lưỡi bệu (thân lưỡi to bè ra choán gần hết miệng) và chất lưỡi nhạt, đồng thời kim khựng 7 nhịp trở lên thì đa số là thiếu máu cơ tim. Tôi không dám khẳng định kết luận này đúng 100% (vì độc lập nghiên cứu và không dám chắc là mình có thể đã gặp hết tất cả các kiểu của loại bệnh này) nhưng hầu hết là đúng, nhất là sau này có phương tiện siêu âm màu 3 chiều (Doppler). Trong một tài liệu về tim mạch, GS Alain Carpentier  có nêu 0,5% bệnh nhân thiếu máu cơ tim không có triệu chứng lâm sàng (nặng ngực khó thở,đau thắt ngực lan lên cổ đầu và ra cánh tay) và cũng không thể hiện trên ECG mà chỉ thể hiện trên siêu âm màu mà thôi. Cho nên tuy kết quả ECG bình thường mà có hiện tượng của HAK nêu trên ta cũng nên khuyên bệnh nhân đi siêu âm màu tim để loại trừ hoặc xác định có đang mắc căn bệnh nguy hiễm này hay không.
2-      Kim giật lui có hai giai đoạn khác nhau: giai đoạn đầu ngắn, giai đoạn sau dài hơn là có hở van 2 lá. Kinh nghiệm cho biết tỉ lệ ngắn/dài = ½ là van hở ¼. Nếu BN kèm thêm hiện tượng thỉnh thoảng phải thở dài cho dễ chịu thì thường có hở các val bên tim phải : val Tỉnh mạch chủ, val Động mạch phổi hoặc val 3 lá. Muốn biết chính xác val nào thì cần siêu âm màu tim.
3-      Khoảng giật lui của kim ngắn – từ 3mmHg (thủy ngân) trở lại, đa số là bệnh nhân thuộc thể Dương suy. Tôi đặt tên là “Huyết Áp Âm Chứng”.Một nấc nhỏ trên mặt đồng hồ HAK có giá trị bằng 2mmHg.
4-      Khoảng giật lui của kim dài – từ 4mmHg trở lên, đa số là BN thuộc thể Âm suy.Tôi đặt tên là “Huyết Áp Dương chứng”.
5-      Khoảng giật lui của kim nằm trong mức độ từ 3mmHg đến 4mmHg, đa số là BN cân bằng về Âm Dương.
6-      Kim giật lui lúc nhanh lúc chậm, lúc ngắn lúc dài, có lúc bỏ nhịp là thần kinh tim của BN có vấn đề.

Tuy không dám khẳng định độ chính xác 100% các nghiên cứu này, nhưng như đã nói các kết luận này giúp ích không ít cho chúng ta. Mong tất cả quý vị không bỏ qua.

 =============

1 nhận xét: