LY. PHAN XUÂN QUYÊN


ỨNG DỤNG QUAN HỆ TẠNG PHỦ NGỦ HÀNH TRONG DIỆN CHÂN - ĐKLP

Bài giảng của Thầy LY Phan Xuân Quyên cho lớp DC-ĐKLP cơ sở khó 7-2010.

Tầm quan trọng của quan hệ Ngũ Tạng - Ngũ Hành ...

Ngũ hành trong tự nhiên




(Còn nửa)

=======================================


=======================================
PHÁC ĐỒ “6 VÙNG PHẢN CHIẾU” HỆ BẠCH HUYẾT
TRONG PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU

SOẠN BÀI: LY. PHAN XUÂN QUYÊN

A.  MÔ TẢ CÁC VÙNG PHẢN CHIẾU HỆ BẠCH HUYẾT



LƯU Ý:
*  Mỗi nơi gạch 30  đến 40 cái là đủ. Gạch với tốc độ vừa phải (không quá  mạnh và quá nhẹ).
* Phác đồ này là phác đồ để hỗ trợ tức là để giúp cho các phác đồ điều trị  bệnh được hiệu quả cao hơn (Nếu phối hợp với nó).

B. TÍNH NĂNG VÀ TÁC DỤNG CỦA HỆ BẠCH HUYẾT.
1. An thần (làm dễ ngủ).
2. Bồi bổ Não tuỷ.
3. Bồi bổ khí lực (làm khoẻ người).
4. Chống lão hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
5. Chống dị ứng.
6. Chống co giật.
7. Điều  hoà nhu động ruột, sự co giãn cơ.
8. Điều hoà tim mạch, huyết áp.
9. Điều hoà gân, cơ, khớp.
10. Điều hoà tiết dịch (mồ hôi, nước tiểu, nước miếng).           
11. Hưng phấn tình dục.
12. Hạ đàm, tan đàm.
13. Kháng viêm, tiêu độc, chống nhiễm trùng.
14. Làm săn  da, chắc thịt, làm thon người.
15. Làm giảm cân, giảm béo.
16. Làm khoẻ thai, khiến thai cử động  mạnh trong bụng mẹ.
17. Làm ấm người.
18. Làm tan máu bầm.
19. Ổn định đường huyết.
20. Ổn định thần kinh.
21. Thanh lọc cơ thể, giải độc gan, ruột.
22. Tăng tiết dịch các khớp.

C. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH DƯỚI ĐÂY
1. Ác  mộng .
2. Buồn ngủ do mệt tim.
3. Ban đỏ.
4. Bí tiểu, tiểu ít.
5. Biếng ăn.
6. Bệnh goutte (thống phong)
7. Bệnh Luput ban đỏ.
8. Béo phì.
9. Cảm cúm, sổ mũi.
10. Cơ bắp nhão, xệ.
11. Chóng mặt không rõ nguyên  nhân.
12. Da mặt xấu ( Sạm, tái, nám ) kém tươi nhuận.
13. Dịch hoàn nhão xệ.
14. Đau thần kinh toạ.
15. Đau nửa đầu.
16. Đau lưng, cột sống.
17. Đau khớp ngón tay.
18. Đau bụng mót đi cầu, tiêu chảy, kiết lỵ.
19. Đau bụng kinh.
20. Đổ mồ hôi tay, chân.
21. Đổ mồ hôi toàn thân.
22. Ho khan do ngứa cổ.
23. Hôi nách.
24. Huyết áp cao.
25. Kinh nguyệt không đều.
26. Kém sức khoẻ, kém năng động.                          
27. Liệt mặt.
28. Mất ngủ.
29. Mệt mỏi.
30. Mệt tim.
31. Mộng du.
32. Mỡ trong máu.
33. Nhũ hoa nhão xệ.
34. Nghiện thuốc lá.
35. Ngủ ngáy.
36. Ngủ say (làm tỉnh ngủ, làm tỉnh táo).
37. Nhiễm trùng có mủ.
38. Ngứa.
39. Nghiện ma tuý.
40. Nứt chân (ở bàn chân, ngón chân).
41. Nổi mề đay.
42. Nước tiểu vàng (Sậm màu).
43. Phân hôi thối (hay nước tiểu bị khai hơn mức bình thường).
44. Phong xù (kinh phong, kinh giãn).
45. Phù thủng, sưng phù.
46. Răng lung lay.
47. Rối loạn tiền đình (hay chóng mặt xây xẩm).
48. Say xe, say tàu (chống nôn ói khi đi tàu xe)
49. Suy nhược sinh dục (yếu sinh lý).                            
50. Sỏi thận.
51. Suyễn.
52. Sưng bầm.
53. Táo bón.
54. Thai yếu.
55. Tiểu nhiều.
56. Tia máu đỏ trong mắt.
57. Thoái hoá võng mạc.
58. Thần kinh toạ.
59. Tửu lượng kém.
60. Trĩ, lòi dom.
61. Viêm họng.
62. Viêm họng hạt.
63. Vướng đàm, nghẹt đàm.
64. Viêm đường tiết niệu.
65. Viêm đại tràng mạn tính, phân lỏng nát.
66. Viễn thị
67. Viêm gan.

LƯU Ý:
·           Phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ: Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối.
·           Chữa bệnh: Mỗi ngày làm từ 1 đến 3 lần  (sáng, trưa, tối).
·           Đặc biệt nó không làm hạ áp ở  những người  bị huyết áp thấp.
·           Gạch bằng que dò day có đầu dò bằng thép Inox có hiệu quả cao hơn đầu dò day bằng sừng ( gấp 2 lần ).
·           Điều hoà nhiệt độ, nóng làm mát, lạnh làm ấm (trong bệnh cảm nóng và cảm lạnh).
·           Điều hoà huyết áp, cao làm thấp, thấp làm cao.
·           Người ít tuổi như ( thanh niên, thiếu nữ) không nên làm mỗi ngày (nếu bệnh cần phải chữa bằng cách này thì mới làm mỗi ngày). Cách này cho hiệu quả toàn diện và rất mạnh. Người còn ít tuổi và khoẻ mạnh nếu lạm dụng sẽ rất nóng trong người, khiến nổi nhọt, táo bón, mụn mặt, lở môi miệng... Khi trường hợp này xảy ra, cần ấn phác đồ làm mát như :
         26- 3- 143- 39- 38- 85- 51- 14- 15- 16.
sẽ hết các triệu chứng nói trên; làm  ngày 2 đến 3 lần. Nếu bị nóng nhiều thì dùng phác đồ trên hoặc uống bột sắn dây, hay đậu xanh, thạch đen, thạch trắng.
·             Khi tác động 6 vùng thuộc hệ Bạch huyết mà thấy mệt tim, thì  bỏ tác động 1-2, chỉ gạch:   3-4-5- 6.
·             Dụng cụ dùng để gạch 6 vùng phản chiếu Hệ Bạch huyết là que dò 2 đầu (gọi là CÂY SAO CHỔI) . Một đầu có một que dò Inox, thuộc dương (làm nóng người) . Đầu kia có 3 chìa bằng Inox  ở thế tam giác, thuộc Âm (làm mát cơ thể). Tuỳ trường hợp mà dùng đầu Dương hay đầu Âm.
·             Nếu cơ thể người bệnh đang bị lạnh thì phải dùng đầu Dương , vì nếu dùng đầu Âm cơ thể  sẽ lạnh hơn. (và ngược lại).
·             Nếu không có que dò nói trên, ta có thể dùng đầu ngón tay trỏ hoặc trở ngược đầu móng ngón tay cái)  hay bất cứ đầu gì có mặt trơn láng, nhỏ hơn đầu đũa ăn một chút như đuôi của bàn chải đánh răng cũng được, tuy không hiệu quả bằng.
·             Trường hợp người có cơ thể quá nóng thì nên dùng đôi đũa thần (bằng sừng trâu) sẽ không bị nóng như que dò Inox. 


D. CÁC PHÁC ĐỒ HỖ TRỢ 6 VÙNG HỆ BẠCH HUYẾT
1.           Bộ thăng
        127- 50- 19- 37- 1- 73- 189- 103- 300- 0.
Công dụng: Làm ấm, thăng dương, làm tăng huyết.
Chữa: Cơ thể lạnh, tê, lòi dom, trĩ ngoại, viêm xoang.

2.           Bộ giáng
     124- 34- 26- 61- 3- 143- 222- 14- 15- 156- 87.
Công dụng: Làm mát, giáng khí, hạ huyết áp, .
Chữa: Cảm sốt, nóng nhiệt trong người, huyết áp cao.

3.           Bộ điều hoà
      34- 290- 156- 132- 3.
Công dụng: Điều hoà nhiệt độ trên dưới, trước sau, phải  trái, trong ngoài.
Chữa: Trên nóng dưới lạnh hoặc ngược lại. Trong lạnh, ngoài nóng.

4.           Bổ âm huyết
       22- 127- 63- 7- 113- 17- 50- 19- 64- 39- 37- 1- 290- 0.

============================================================
BỆNH GÚT
(BỆNH THỐNG PHONG)
 LY: Phan xuân Quyên
Phó giám đốc chi nhánh trung tâm diện chẩn phía Bắc Việt Nam

THEO TÂY Y

Bệnh Gút được biết từ thời HIPPOCRATE nhưng mãi đến năm 1683, SYDENHAM mới mô tả đầy đủ các triệu chứng. Đến cuối thế kỷ 19 người ta mới tìm thấy vai trò của Acid Uric nguyên nhân gây ra bệnh Gút (Thống phong) và còn được gọi là viêm khớp do Acid Uric.
Một số nhà nghiên cứu nhận thấy bệnh Gút hay gặp ở người có mức sống cao. Ở VIỆT NAM những năm gần đây Gút đã được chú ý chẩn đoán và điều trị. Kết quả cho thấy Gút chiếm 1,59%  trong các bệnh về khớp, Nam chiếm 94% ở tuổi trên 30. Phần lớn không được chẩn đoán sớm nên có nhiều biến chứng nặng  như: nổi u,  cục, suy thận..

I. NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ SINH BỆNH.
            A. NGUỒN GỐC VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ ACID URIC TRONG CƠ THỂ.
Người bình thường lượng Acid Uric trong máu được giữ ở mức cố định 5mg% đối với nam 4mg % đối với nữ. Tổng lượng Acid Uric trong toàn cơ thể là 1000 mg và lượng Acid nay luôn được  chuyển hoá ( sinh cái mới thải trừ cái củ).

1.      ACID URIC ĐƯỢC TẠO THÀNH TỪ 3 NGUỒN SAU:
·        Từ các chất có nhân  Purin do thức ăn mang vào.
·        Từ các chất có nhân Purin từ trong cơ thể (do sự phá vỡ tế bào mà giải phóng ra).
·        Từ tổng hợp các Purin từ con đường nội sinh.
2.      THẢI TRỪ ĐỂ CÂN BẰNG .
Hàng ngày Acid Uric được thải trừ ra ngoài chủ yếu theo đường thận (450 – 500     mg/24h, và có một phần qua phân và các đường khác 200mg.

            B. CƠ CHẾ SINH BỆNH GÚT.
Khi lượng Acid Uric trong máu tăng cao trên 7mg% và tổng lượng Acid Uric trong cơ thể tăng thì  sẽ lắng đọng lại ở một số tổ chức và các cơ quan dưới dạng tinh thể Acid Uric hay Urátmonosodic.
·        Lắng đọng ở màng Hoạt dịch gây viêm khớp.
·        Lắng đọng ở thận (nhu mô thận và đài bể thận).
·        Lắng đọng ở các cơ quan Nội tạng, Ngoại vi gây các biểu hiện bệnh Gút  ở các nơi ấy.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG LƯỢNG ACID URIC
Bệnh Gút nguyên phát, thứ phát đều dựa vào nguyên nhân gây tăng  Acid Uric ta có thể chia ra:
·        Tăng bẫm sinh.
·        Do cơ địa và yếu  tố di chuyền, qúa trình tổng hợp Purin nội sinh tăng nhiều gây tăng Acid Uric là nguyên nhân chủ yếu của bệnh Gút..
·        Bệnh Gút thứ phát do nguyên nhân  do Acid trong cơ thể tăng thứ phát bởi nguyên nhân do ăn nhiều thức ăn có chứa Purin như Gan ,lòng, thịt cá, nấm, tôm Cua….

III. VAI TRÒ CỦA ACID URIC TRONG VIÊM KHỚP
            Trong bệnh khớp do muối của Acid Uric lắng đọng ở màng Hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng như phản ứng gây viêm màng hoạt dịch, sẽ làm tăng chuyển hoá  sinh nhiều Acid Lactic tại chỗ và làm giảm độ pH môi trường thì Urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó trên lâm sàng sẽ thấy 2 thể bệnh Gút.

·        Thể Gút cấp tính diễn biến ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát.
·        Thể bệnh Gút Mạn tính, quá trình lắng đọng Urát và kéo dài, biểu hiện viêm liên tục không gừng.

A.           BỆNH GÚT CẤP TÍNH
           
Được biểu hiện qua những đợt viêm cấp tính, ở ngón chân cái, biểu hiện đau nhức dữ dội, kèm sưng tấy. Bệnh phát sau một bữa ăn có nhiều rượu thịt hoặc sau chấn thương, phẫu thuật, sau lao động nặng nhọc hoặc đi lại nhiều….
Có khoảng 50% số bệnh nhân có dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hoá, nhức đầu, mệt mỏi, đái nhiều, nóng buốt, sốt nhẹ.

Có 60 – 70% cơn Gút cấp tính thường biểu hiện ở đầu ngón chân cái, Đang đêm bệnh nhân thức dậy. Vì một bên ngón chân cái đau dữ dội  ngày càng tăng, bênh nhân không chịu nổi. Bệnh nhân không đụng đến vì chỉ chạm  nhẹ  cũng gây đau tăng. ngón chân cái sưng to , phù nề, da ngón chân căng bóng, nóng, xung  huyết trong khi đó các khớp khác thì bình thường, toàn thân sốt nhẹ, vẻ mệt mỏi, mắt nổi tia máu đỏ, khát nhiều,  đái ít, nước tiểu màu đỏ,  đại tiện táo, bệnh kéo dài 1 đến 2 tuần. Trung bình 5 ngày, đêm đau nhức nhiều hơn ngày, viêm giảm nhẹ dần, giảm đau theo, phù bớt da tím dần, hơi ướt, ngứa nhẹ rồi bong vẩy và khỏi hẳn, không để lại dấu vết gì ở ngón chân cái. Bệnh có thể tái phát vài lần trong một năm,  (chủ yếu mùa Xuân và mùa Thu).

Ở VIÊT NAM hơn  50% số bệnh nhân khởi phát bệnh Gút đều sưng đau ở ngón chân cái. Trong cơn đau thấy Acid Uric tăng trên 7mg%, Bách cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng. Bệnh gút vị trí đau chủ yếu là ngón chân cái chiếm 60- 70 % sau đó là cổ ngón chân cái, cuối cùng là khớp gối, ít khi thấy đau ở chi trên.    

B.          PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

1. SỬ DỤNG BỘ TRỪ ĐÀM THẤP THỦY
   103- 1- 290- 19- 39- 64- 63- 53- 222- 236- 85- 127- 235- 22- 87.

2. TIÊU BƯỚU KHỐI U, TIÊU VIÊM, TIÊU ĐỘC  (Bộ BA TIÊU).
        Nhằm đào thải Acid Uric qua con đường tiểu tiện :
    * 41- 127- 19- 143
    * 61- 37- 38
    * 26- 5- 17- 50- 60- 29- 104- 10 -59- 85- 235- 87.

 3.  PHÁC ĐỒ TRỊ ĐAU NHỨC
     * 39- 45- 43- 300- 0.
     * 41- 87- 60- 61- 16- 37- 38- 0.

Tuỳ theo chỗ đau nhức nóng hay lạnh mà sử dụng hơ nóng hay chườm lạnh
cho thích hợp    ./.


======================================
PHƯƠNG PHÁP ẤN CHẬM, ẤN NHANH

PHAN XUÂN QUYÊN
PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH TRUNG TÂM DIỆN CHẨN PHÍA BẮC VIỆT NAM
(Từ: Tập san Diện chẩn – Số 7 – 2009)

Bệnh mới phát (bệnh thực) ấn nhanh có hiệu quả nhiều hơn.
Ấn chậm có hiệu quả đối với bệnh mạn tính (bệnh hư).
Đối với những người da mỏng, da mặt láng bóng ấn nhanh dễ gây chảy máu.
Không ấn nhanh các huyệt xung quanh mũi,  huyệt quanh hố mắt, sau tai,  huyệt 26- 8 các huyệt vùng ấy da mỏng, căng, dễ gây chảy máu.
Đối với người già, tuổi cao da nhăn nheo ấn nhanh không có lợi, dễ gây xung huyết.
An toàn nhất là dùng phương pháp ấn chậm hoặc tìm được sinh huyệt day theo phương pháp 3 lần cách khoảng.

KẾT QUẢ ẤN NHANH, ẤN CHẬM
Mỗi khi Thầy Châu ra Bắc , tôi đã có dịp theo Thầy ghi chép lại những điều tai nghe mắt thấy, Thầy đã sử dụng phương  pháp ấn nhanh, ấn chậm tuỳ theo từng bệnh, tuỳ theo từng người bệnh mà chọn phép ấn cho thích hợp . Sau đây là những kết quả ghi nhận ở nhiều nơi, nhiều CLB Diện chẩn  phía Bắc Việt Nam. Tôi cố gắng trình bày  ngắn gọn để hội viên Diện chẩn tham khảo.

1. PHẠM PHƯƠNG ANH   20 tuổi
Hồi Thuần, Hồi Ninh, Kim Sơn Ninh Bình
Bệnh: Mệt mỏi không muốn làm việc
Thầy Châu ấn nhanh huyệt 127. Sau vài  giây Phương Anh thấy người nóng ấm lên.
Ấn nhanh huyệt 162. Sau vài giây người hết mệt và khoẻ ra.
Ấn chậm các huyệt
300 .   Đi vào nội tạng, tăng chức năng cho Thận vì thận chủ xương cốt.
37.       Làm cho Tỳ tăng chức năng kiện vận, điều hoà cơ nhục ở khớp gối, khoeo chân, vì Tỳ chủ về cơ nhục và tứ chi, tỳ chuyển hoá ra chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.
50.Tác động vào Gan, vì Gan tàng huyết, phụ trách gân, chống co quắp.
Tạo chất dịch nối liên kết các tạng phủ lại với nhau, lưu thông khí huyết cho các vùng đang bế tắc, lập lại quân bình âm dương cho cơ thể.
2. Ly. ĐỒNG XUÂN TOÁN
            Ngõ 246 Đường Đà Nẵng Tp Hải Phòng
            Bệnh đau nhói vùng Tim
GS Ts Bùi Quốc Châu tìm dò sinh huyệt số 3 . Ấn nhanh đột ngột, sau vài giây đau nhói vùng tim biến mất. Bệnh nhân cảm nhận trong lồng ngực như có hiện tượng nở ra và dễ chịu.
Giải thích: Huyệt số 3 huyệt của phế (thuộc kim) nơi phản chiếu Tâm thất. ấn Phế kim để làm giảm  tính mạnh của Tâm hoả (Vì Hoả khắc Kim).
Ấn nhanh đột ngột để  điều hoà sự co cơ, làm cơ tim mở ra, các cơ tim không bị co thắt lại, mà nở ra trở lại bình thường, cảm giác bệnh nhân thấy như ngực mình nở  rộng ra và rất dễ chịu.
3. LÊ THỊ OANH      26 TUỔI
            Xã Đông Cương Huyện Đông Sơn Tỉnh Thanh Hoá
            Bệnh : Đau đầu hai bên Thái dương (thuộc kinh Thiếu dương).
GS dò sinh huyệt điểm đau bên Thái dương (A thị huyệt) ấn nhanh sau vài giây, Oanh thấy nóng toàn đầu, mồ hôi 2 bàn tay vã ra. Sau 5 phút cơn nóng mất, mồ hôi trên 2 bàn tay khô ráo. Ấn tiếp huyệt 106. Bệnh đau 2 bên Thái dương giảm 80%.
4. TRẦN QUỐC HUÂN       20 TUỔI
            Xã kim Thái huyện Vụ Bản Nam Định
            Bệnh : Mỏi và buồn 2 bắp chân
Gs dò sinh huyệt chân phản chiếu nơi ụ cằm, ấn nhanh . Sau vài giây, cơ thể nóng ấm, vã mồ hôi, hai bắp chân hết mỏi.
5. B.sỹ NGUYỄN ĐẮC THẢO    32 Tuổi
            Phương sông Bằng Thị xã Cao Bằng Tỉnh Cao Bằng
            Bệnh : Đau đầu vùng trước trán (Đường tuần hoàn kinh Dương minh)
            GS ấn nhanh huyệt 106 vùng trước trán hết đau sau 1 phút.
Tác dụng : Huyệt 106  chuyên chữa các bệnh về tim mạch, chữa đau vùng trước trán, vùng chẩm gáy.
6. PHAN LAM GIANG  22 Tuổi.
            Số 4 phố Thể Giao Phường lê Đại Hành Quận Hai Bà trưng Hà nội.
            Bệnh : buồn 2 bàn tay.
Gs ấn nhanh huyệt 180 và 60 hai bàn tay vẫn buồn, Gs dò tiếp sinh huyệt 13 ấn nhanh. Sau 1 phút 2 bàn tay Lam Giang hết buồn.
Giải thích: Huyệt 13 thuộc Phế, phế chủ Bì mao (da, lông)  tê 2 bàn tay , tê ở ngoài da thuộc Phế quản lý. Tạng phế có các huyệt 61- 467- 491- 73- 34- 3- 13. Tại sao GS không dùng hết các huyệt thuộc phế mà chỉ dùng mỗi huyệt 13. Gs nói chữa Phế nên dùng huyệt 13 và 3 là hiệu quả cao hơn.
7. Cụ PHAN XUÂN MƠ      76 Tuổi
            Trung Thôn, xã Đông Minh Đông Sơn Thanh Hoá
Bệnh : Đau khớp gối bên phải, vùng đầu gối căng da, phía trong khoeo chân co rút cơ, đi  lại rất khó khăn.
Gs ấn  chậm 30 giây huyệt 197 vùng đầu gối nóng ấm, hết co cứng, đi lại dễ dàng hơn, nhưng vẫn còn đau ở phía trong khớp. Gs ấn chậm huyệt 300- 50- 37- 36 mỗi huyệt 30 giây, ấn xong vùng gối hết đau, đi lại bình  thường.
Giải thích: Ấn chậm huyệt 197 tạo dòng xung đột đến vùng Đồi Thuỵ , cơ quan tiếp nhận, sử lý thông tin, chọn những thông tin thật cần thiết chuyền lên Đại não. Đại não tiếp nhân thông tin, rồi ra lệnh qua tuỷ sống đến các Hạch giao cảm ở 2 bên thăn lưng, chuyền lệnh đó đến vùng đang đau, giải toả lập lại cân bằng cho khớp gối.
8. HUỲNH MỸ PHƯƠNG   30 Tuổi
            Kim Liên Đống đa Hà nội
            Bệnh : Bướu cổ đơn thuần
Gs dò sinh huyệt ấn nhanh huyệt 156 sau 1 phút bệnh nhân thấy nóng ở Bướu và toàn thân, sau 3 phút cơ thể mát, hết nóng, riêng chỗ bướu nóng tan chậm hơn. Ấn tiếp  156+ sau vài giây toàn thân nóng ấm, mồ hôi toàn than vã ra, sau 1 phút mới thấy chỗ bướu nóng lên.
Như vậy: Ấn nhanh 156 bướu nóng nhanh hơn.  Ấn nhanh 156+ bướu nóng chậm hơn.
 9. NGUYỄN THỊ KIỀU MAY
            Số 179 Đường Trương Định Quận Hai Bà Trưng Hà nội
Bệnh: Cổ họng khô, ngứa, rát, đờm vướng trong cổ họng nuốt không trôi, khạc không ra. GS dò sinh huyệt tại số 3 . Ấn nhanh,sau vài giây cổ họng hết khô, hết ngứa, hết vương đờm.
10. Ông VŨ NGỌC XUYẾN   43 Tuổi
            Hội viên CLB Diện chẩn Tp Sơn Tây Hà nội
            Bệnh: Hai chân tê mỏi, đi yếu, cổ tay đau nhức, cứng khó quay
GS dò sinh huyệt đầu gối phản chiếu ngoài   góc mép miệng, ấn chậm, bệnh nhân thấy 2 bên vế đùi giật mạnh, rồi giảm tê ở 2 chân.
Ấn chậm  156 ông thấy nóng ran cả 2 chân, chân đau nhức tê giảm, nhưng đi lại còn vướng. Dò sinh huyệt 57 báo đau. ấn chậm thấy có một luồng sinh khí chạy lan xuống 2 vế đùi. Ấn chậm 37 và 60 mỗi huyệt 30 giây, 2 chân Ông Xuyến giật mạnh hơn, sau 2 phút chân ông hết giật, ông đi lại nhẹ nhàng.
11. BÀ NHI
            19B Trần Hưng Đạo Quận Hoàn kiếm Hà Nội
            Bệnh: Mắt mộng thịt, trong mắt luôn cộm cộm rất khó chịu.
GS dò sinh huyệt rồi ấn  chậm các huyệt:  103- 102- 354- 73- 355. Ấn xong Bà Nhi thấy mắt mình hết cộm và dễ chịu.
12. Ông NGUYỄN NIỆM    72 Tuổi
            Học viên Diện chẩn khoá 21 Hà Nội
            Bệnh : Ù tai đã 10 năm.
            Gs dò sinh huyệt tại 15 chấm dầu, gạch nóng ấm, tai ông Niệm hết ù vĩnh viễn.
13.  PHAN THỊ CHIẾN  58 Tuổi
            Thôn Trung, Đông Minh- Đông Sơn Thanh hoá
Bệnh: Hai hố mắt đau nhức, đau đầu, bụng đau âm ỉ, nóng cồn cào trong bụng, có lúc đau xuyên ra sau lưng.
Ấn nhanh huyệt 34, sau vài giây hai hố mắt hết đau nhức, và cảm nhận có một luồng sinh khí từ chỗ ấn chạy xuống vùng rốn, nóng cồn cào ở bụng dưới hết, đau bụng xuyên ra phía sau lưng cũng hết. Sau 5 phút bụng dưới xuất hiện nóng cồn cào. Ấn chậm 156 và 287 bụng dưới hết nóng, lưng hết đau.
14. BÀ LỆ      64 Tuổi
Hội viên Diện chẩn CLB Diện chẩn Sơn Tây
Bệnh: Ruồi bay trước mắt (Hiện tượng đục Thủy tinh thể bước đầu ở tuổi người già).
GS dò sinh huyệt  73  báo  đau . Ấn chậm 30 giây. Sau vài giây bà lệ thấy đàn ruồi bay trước mắt mình ít hơn, các con ruồi đen bé  nhỏ hơn, dò sinh huyệt  3 ấn chậm 30 giây, mắt  bên trái bà Lệ sáng ra và không còn thấy ruồi bay.
Dò sinh huyệt  52 ấn chậm, lúc chưa ấn mắt bên phải còn nhìn thấy ruồi bay hàng đám, sau khi ấn xong đám ruồi bay ở mắt phải tự biến mất.
Dò sinh huyệt huyệt 347 . Ấn chậm vài giây, cả hai mắt hết ruồi bay hoàn toàn.


==============================================
ĐAU VÙNG DẠ DÀY
LY. PHAN XUÂN QUYÊN
(Từ: Tập san Diện chẩn – Số 3 – 2007)

I. PHÂN BIỆT TRIỆU CHỨNG ĐAU VÙNG DẠ DÀY
A. VIÊM DẠ DÀY CẤP
Triệu chứng: Lợm giọng buồn nôn, tức đau vùng Thượng vị. mửa ra thức       ăn có cả mật, có vị chua hoặc đắng.
B. VIÊM DẠ DÀY MÃN
Triệu chứng: Giống viêm dạ dày cấp, chỉ khác  đau sau khi ăn.
C. VIÊM LOÉT DẠ DÀY
Triệu chứng: táo bón, vùng thượng vị,  đau lâm râm đến đau dữ dội.
 Khi đói thì đau. Đau cả về ban đêm. ăn rồi hoặc mửa xong thì hết đau. Đau theo chu kỳ hàng năm về mùa lạnh. Thời gian đau kéo dài. ấn vào chỗ đau thấy dễ chịu.

II. NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ SINH BỆNH
A. THEO ĐÔNG Y
Do tỳ vị hư hàn, vị nhiệt khí uất, can vị khí trệ, thức ăn tích trệ, đàm trệ, huyết ứ ngưng trệ...
Tất cả các nguyên nhân trên đều làm rối loạn vận hoá và thăng giáng của vị khí gây nên bệnh đau dạ dày.
Thực tế trên lâm sàng thường gặp 2 thể:
1.      THỂ CAN KHÍ PHẠM VỊ
Triệu chứng: Lo lắng, tức giận bất thường, khí uất làm thương tổn đến gan, Can khí hoành nghịch xúc phạm đến vị, vị bị trở ngại sinh đau dạ dày, có biểu hiện bụng trên đầy chướng, đau xuyên lên sườn, kèm ợ hơi hoặc ợ chua.
2.      THỂ TỲ VỊ HƯ HÀN
Triệu chứng: Vùng bụng trên đau lâm râm, nôn ra nước trong, thích uống nước nóng, sợ uống nước lạnh, ấn vào đau giảm, người mệt mỏi không có sức, mạch hư.
B. THEO DIỆN CHẨN -ĐKLP
Thường có nguyên nhân chủ yếu do suy nghĩ nhiều, căng thẳng đầu óc thường xuyên hoặc tức giận thái quá hay ăn uống bất thường (quá no, quá đói) ăn thức ăn nhiều dầu  mỡ, đồ cay  nóng hoặc uống trà, cà phê quá đậm đặc lúc bụng đói, hay uống nhiều rượu mạnh, hút thuốc lá, ngoài ra còn thói quen uống nhiều nước đá lạnh lúc đói, ăn xong đi làm nặng ngay hoặc phải tập trung suy nghĩ nhiều trong khi ăn.
Tất cả những yếu tố kể trên dẫn đến bệnh đau dạ dày.

III. CHẨN ĐOÁN
·        Dựa vào kết quả của Y học hiện đại như:
             Siêu âm, chụp Xquang, Nội soi.
·        Dựa vào các triệu chứng của Đông y:
1.      DO HÀN THỐNG.
Vùng bụng đau quặn, đau đột ngột, đau không gián đoạn, bụng rắn, đầy đau căng, gặp lạnh đau tăng, gặp nóng giảm đau.
2.      DO NHIỆT THỐNG.
Đau bụng cấp bách, nơi đau nóng rát, bụng chướng, lúc đau nặng, lúc đau nhẹ, táo bón, gặp mát thì giảm đau, điểm đau khu trú ở vùng rốn.
3.      DO TÍCH TRỆ
Bụng chướng đau lúc nặng lúc nhẹ, nơi đau không cố định, bực bội, ợ hơi, nếu trung tiện được thì bụng chướng giảm đau.
4.      DO Ứ HUYẾT
Bụng nhói đau không lúc nào ngừng, nơi đau không di chuyển, cơn đau kịch liệt, về đêm đau tăng.
5.      DO THƯƠNG THỰC (do ăn)
Bụng chướng đầy hơi liên tục, ợ được hơi thì dễ chịu, khi đau bụng thì mót đại tiện, đại tiện được thì đỡ đau.
6.      ĐAU THUỘC THỰC
Bụng đau cấp bách kịch liệt, nơi đau hiểu hình, xu thế bệnh không giảm, ăn vào đau tăng.
7.      ĐAU THUỘC HƯ
Đau dằng dai, ưa xoa bóp, lúc dịu lúc đau tăng, nơi đau vô hình, bụng đói đau tăng.
·        Theo phương pháp DIỆN CHẨN
      Vành môi trên nám đen như có râu.
      Tàn nhang nổi trên vùng huyệt : 39- 120- 121- 37.
      Vết sẹo rõ hoặc mờ ở vùng huyệt : 423 .

IV. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
    Đối với phương pháp Diện chẩn ấn huyệt để cơ chế tự điều chỉnh, nên chỉ cần một phác đồ chữa chung.
    19- 14- 50- 423- 61- 3- 360 - 39- 63- 127- 37- 0 - 16- 124- 34- 113- 290- 45.
Lăn ấn, day hơ ngải cứu dạ dày phản chiếu nơi bàn tay, bàn chân, loa tai. Đặc biệt dạ dày phản chiếu nơi bàn chân và loa tai  điều hoà tỳ vị.
Để cắt cơn đau nhanh gia thêm huyệt 630 bên trong cánh mũi bên trái đối với huyệt 64).
            TÁC DỤNG
19- 14 :Làm dãn cơ, chống co thắt giảm đau.
50- 423 :Sinh nước mật, tăng cường chức năng tiêu hoá, điều hoà vị khí, tiêu hơi thông khí vùng thượng vị.
61- 3- 39- 63 - 630 :Ổn định vị, cắt cơn đau, chống xót xa trong dạ       dày, hàn gắn các vết viêm loét.
127- 37 :Làm ấm bụng giúp tiêu hoá tốt.
16 - 0 :Làm giảm tiết dịch chất chua.
113- 45- 290 : Làm ấm thậnđể sưởi ấm nguồn thức ăn  trong vị giúp Tuỵ tạng sản sinh Nội tiết tố Isurin để chuyển đường vào gan
o/o

==============================================
TẠNG TỲ VÀ BỆNH THUỘC TẠNG TỲ

LY. PHAN XUÂN QUYÊN
(Từ: Tạp san Diện chẩn – số 5-2008)

THEO ĐÔNG Y 
Tạng Tỳ gồm:  Lá lách và  Tỵ tạng.

THEO DIỆN CHẨN:
Huyệt của Lá lách gồm: 
     37- 40- 481- 124.                                 
Huyệt của Tuỵ tạng gồm: 
     7- 63- 113- 17- 38.
Tỳ biểu lý với phủ Dạ dày, gồm các huyệt:: 39- 120- 121- 7- 64.
Tỳ ứng với ngũ hành:  Thổ
Tỳ khai khiếu ở :              Môi, miệng,
Biểu hiện màu sắc:         Màu vàng.
Thích ứng với :                Vị ngọt.
Ứng với mùa:                    Trưởng hạ.
Tính của Tỳ:                     Lo.
Dịch của Tỳ là:                 Nước dãi.
Vị trí ứng với Tỳ:              Bụng.

  • Tỳ chủ về : -  Cơ nhục.
  • Tứ chi (chân, tay).
  • Vận hoá thuỷ cốc (chuyển hoá đồ ăn thức uống thành đường).
  • Sinh huyết, Thống lãnh huyết.
  • Vận hoá Thuỷ dịch.
  • Tàng ý chủ về tư lự.

I. TỲ CHỦ VỀ VẬN HOÁ
  • Vận hoá chất tinh vi của Thuỷ cốc
  • Vận hoá Thuỷ dịch.

1. VẬN HOÁ CHẤT TINH VI CỦA THUỶ CỐC
                 Tỳ  có tác dụng tiêu hoá các đồ ăn uống sau khi được bộ nghiền đưa xuống Dạ dày, hấp thu chất tinh vi Thuỷ cốc và có tác dụng vận chuyển, phân bố các chất này. Về sự tiêu hoá đồ ăn uống chủ yếu tiến hành ở vị và Tiểu trường và có sự tham gia của Tỳ khí, Tỳ hấp thu chất tinh vi của Thuỷ cốc. Sự vận chuyển Thuỷ cốc của Tỳ theo một quá trình sau: Đồ ăn thức uống sau khi vào dạ dày, qua sự nấu nhừ của Vị rồi thành chất tinh vi là phải thông qua Tỳ rồi do đường kinh Túc Thái âm Tỳ chuyển khí đó đi vào 3 kinh dương, như thế nói lên chất tinh vi Thuỷ cốc có thông qua sự vận hoá của Tỳ mới được hấp thu và phân bố toàn thân.
                 Vận hoá của Tỳ bình thường gọi là: Tỳ khí kiện vận thì cơ thể mới tiến hành tiêu hoá đồ ăn và hấp thu chất dinh dưỡng, chất dinh dưỡng được hấp thu và sử dụng đầy đủ, thì các tạng phủ, tổ chức của toàn thân được nuôi dưỡng đầy đủ, để duy trì  sự phát triển đầy đủ của con người.
                 Chất tinh vi Thuỷ cốc dồi dào thì mới hoá sinh ra các chất thiết yếu. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của Tỳ  vị đối với toàn bộ sự hoạt động của con người cho nên gọi Tỳ là gốc của Hậu  thiên của khí huyết.
            Công năng vận hoá của Tỳ, khi giảm sút gọi là Tỳ mất kiện vận, thì toàn bộ quá trình vận hoá, hấp thu, đồ ăn, vận chuyển chất tinh vi Thuỷ cốc bị giảm sút nên thường thấy các chứng, ăn không ngon miệng, kém ăn, bụng chướng, đại tiện lỏng.
                 Nếu Tỳ hư lâu ngày dẫn đến khí huyết bất túc (khí huyết không đủ) xuất hiện các bệnh mỏi mệt, yếu sức, mặt trắng hoặc vàng, người gầy....

2. TỲ VẬN HOÁ THUỶ DỊCH
                 Tỳ điều tiết nước trong cơ thể, có tác dụng hấp thu vận chuyển, phân bố Thuỷ dịch.
            Tỳ trong lúc vận hoá chất tinh vi Thuỷ cốc, đồng thời hấp thu Thuỷ dịch ở trong đó, rồi thông qua tác dụng Thăng thanh (chất trong) của Tỳ khí, Thuỷ dịch đi lên về Phế, rồi qua tác dụng của Phế phân tán đến các tạng phủ, tổ chức toàn thân, do đó sự tham gia của tỳ xúc tiến nước và điều tiết nước, chuyển hoá nước trong cơ thể, mà ngăn chặn được các tệ hại, tích nước trong cơ thể.
                 Nếu Tỳ mất kiện vận và rối loạn công năng vận hoá nước thì dễ sinh ra ứ đọng nước trong cơ thể mà hình thành các bệnh: Đàm ẩm, Tiểu tiện không lợi, Thuỷ thũng (phù do nước) ỉa lỏng, phụ nữ sinh ra bệnh Bạch đới ( Khí hư). Phần lớn các chứng thấp, thuỷ mãn đều thuộc về Tỳ. Khi chữa các chứng này phải bổ Tỳ.
                 Công năng vận hoá Thuỷ dịch của Tỳ giảm sút  thì cũng là nguồn gốc của các chứng Tỳ hư sinh Thấp, Tỳ hư sinh đờm, Đờm hiện hình do Tỳ hư sinh ra....

II. TỲ CHỦ SINH HUYẾT, THỐNG HUYẾT

1.      TỲ SINH HUYẾT
     Tỳ có công năng hoá sinh ra huyết, mà cơ sở là chất tinh vi Thuỷ cốc. Công năng hoá sinh huyết của Tỳ có mối liên quan mật thiết với công năng vận hoá chất tinh vi Thuỷ cốc được hoá sinh ra huyết thông qua chức năng của Tỳ được đưa lên Phế và phế mạch, với sự vận động hô hấp kết hợp với khí trong trẻo hít vào thông qua tác dụng khí hoá của Tâm Phế hoá thành huyết rồi đi vào trong mạch cho nên gọi Tỳ chủ sinh huyết.
     Nếu Tỳ mất kiện vận huyết dịch thiếu thường xuất hiện các chứng váng đầu, hoa mắt, mỏi mắt, lưỡi, móng tay, móng chân nhợt nhạt....

2. TỲ THỐNG HUYẾT (CAI QUẢN, QUẢN LÝ HUYẾT)
     Tỳ có tác dụng quản lý huyết làm cho huyết dịch phải đi trong mạch, không đi ra ngoài mạch.
     Tỳ thống lãnh huyết chủ yếu là do tác dụng nắm quyền của Tỳ khí vì thế khí là  thống soái của huyết, khí vượng thì huyết mới có thể vận hành  được trong mạch, không đi ra ngoài mạch mà sinh ra xuất huyết.
     Nếu Tỳ hư Tỳ không kiện vận, khí huyết hư, mà khí hư không quản lý được huyết gây ra các bệnh xuất huyết về vấn đề này thường gọi là Tỳ không thống huyết. Dẫn đến  các chứng xuất huyết dưới da, đái ra máu, đại tiện ra máu, sinh  ra băng kinh, rong huyết, băng lậu....

III. TỲ TÀNG Ý CHỦ VỀ TƯ LỰ
     Ý là chủ về hoạt động tinh thần, chủ yếu là hồi tưởng các sự việc đã qua, ghi nhớ dưới  sự chủ trì của Tâm thần. Ý là tư lự có liên quan mật thiết với sinh lý, bệnh lý của Tỳ.
     Tỳ tàng ý chủ về tư lự, hoạt động bình thường, là nhờ vào Tỳ khí vượng và dinh khí đầy đủ.
     Nếu Tỳ khí trệ người buồn rầu, có ảnh hưởng tới hoạt động của ý mà xuất hiện các chứng hay quên, ngực bụng khó chịu và tay chân không có sức.

IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA TẠNG TỲ

1.      TỲ KHÍ CHỦ THĂNG
     Tỳ khí chủ thăng, chủ trị thăng thanh của Tỳ (là các chất bốc lên) đó là đặc điểm  cơ bản của Tỳ khí. Tỳ khí chủ thăng là công năng của tỳ là kiện vượng  (mạnh và chắc), thanh của Tỳ là chỉ chất tinh của Thuỷ cốc và Tân dịch được đưa lên rồi thông qua tác dụng của Tâm- phế mà hoá sinh ra khí huyết để đi nuôi cơ thể.
     Nếu Tỳ khí hư thì thăng thanh bất cập và Tỳ khí hạ hãm (do khí của Tỳ không bốc lên) sinh ra các chứng chóng mặt, bụng chướng, ỉa chảy, Đới hạ (khí hư), sa dạ con, sa trực tràng, sa tử cung do Tỳ hạ hãm khí xuống. Vì vậy Tỳ khí phải thăng mới mạnh, thường dùng Bộ thăng khí trong Diện chẩn,  
     Đông y thường dùng bài bổ trung ích khí để làm mất khí hạ xuống. Tất  cả những người ăn kém, chướng bụng đều dùng bài Bổ trung ích khí đều có hiệu quả, thực tế dùng cho bệnh nhân áp huyết cao cũng không sao.

2.      TỲ THÍCH  TÁO, GHÉT THẤP
           (Táo là khô- Thấp là ẩm ướt)
Tỳ ghét thấp là chỉ về Ngoại thấp và Nội thấp.
NGOẠI THẤP
Thấp là ở bên ngoài vào như khí hậu ẩm ướt hoặc là dầm mưa, đội nước, ẩm  thấp ngấm vào người.
 NỘI THẤP
Là trạng thái do Tỳ hư làm thuỷ thấp và đờm chọc đọng lại, Thấp là Âm tà.
Nếu âm thắng trội thì sinh bệnh cho nên dễ làm nguy  khốn phần Tỳ dương (chính Tỳ dương vận hoá các chất  trong cơ thể) làm cho Tỳ mất quyền vận hoá mà hình thành các chứng bệnh, ăn kém, bụng chướng, đại tiện lỏng, thuỷ thũng cho nên nói Tỳ ghét ẩm thấp.
 TỲ THÍCH TÁO
Khi trục được thấp ( ẩm) là táo (khô ráo ) không có thấp làm nguy khốn thì khí mạnh, vận hoá khoẻ cho nên nói Tỳ thích táo.
Bệnh của Tỳ phần nhiều là do Thấp cho nên Đông y thường dùng các vị thuốc ấm táo, thì có tác dụng trừ được thấp tà, phục hồi được Tỳ khí, và làm thông được dương khí như vị Thương truật là trừ được thấp ở Tỳ.

V. KINH TÚC THÁI ÂM TỲ

      1. ĐƯỜNG TUẦN HÀNH CỦA KINH
     Là kinh nhiều khí ít huyết, khởi đầu từ ngón chân cái lên bờ trước mắt cá trong, đi thẳng lên bắp chuối dọc theo phía sau xương chầy, xuyên qua trước mặt, kinh Túc quyết âm can đi lên phía trước bên trong đùi  thẳng vào bụng liên lạc với vị phủ (dạ dày) đi qua cơ hoành rồi lên ngực đi vào cổ họng lên cuống lưỡi. Một nhánh khác đi từ dạ dày lên cơ hoành chạy vào Tâm  để tiếp với kinh phủ Thiếu Âm Tâm.

      2. BỆNH LÝ
      Kinh này bị ngoại cảm xâm nhập vào sẽ thấy cuống họng cứng đờ, ăn vào nôn ra, bụng chướng, ợ hơi luôn, hoặc đau vị quản. Nếu Đại tiện hoặc Trung tiện được thì nhẹ, ngoài ra còn chứng mình mẩy đau nhức nặng nề.
Bệnh tự do bản kinh phát ra thường có triệu chứng cuống lưỡi đau nhức, mình mẩy đau khó chăn trở, ăn uống không vào, trong lòng phiền muộn đau ran dưới ngực, đại tiện lỏng, loãng hoặc kiết lỵ, nước ứ đọng bên trong không bài tiết  được, toàn thân vàng, đầu gối xưng đau, đi đứng khó, ngón chân cái không cử động được.

      3. HUYỆT VỊ NẰM TRÊN ĐƯỜNG KINH


(không có hình !)
1.      ẩn bạch
2.      Đại đô
3.      Thái bạch
4.      Công tôn
5.      Thương khâu
6.      Tam âm giao
7.      Lậu cốc
8.      Địa cơ
9.      Âm lăng tuyền
10. Huyết hải
11. Cơ môn
12. Xung môn
13. Phủ xá
14. Phúc kết
15. Đại hoành
16. Phúc ai
17. Thực đậu
18. Thiên khê
19. Hung hương
20. Chu vinh
21. Đại bao



VI. BIỂU HIỆN BỆNH LÝ VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

1. TỲ HƯ YẾU
Cơ bắp teo nhão, chướng bụng không muốn ăn, chậm tiêu, chân tay mềm yếu, sa dạ con, sa trực tràng.
Phác đồ:  37- 40- 124- 60- 8- 269- 127- 41- 39- 19- 143- 189- 126.
2. TỲ HƯ HÀN
Hay đau bụng ỉa chảy
Phác đồ:  19- 41- 63- 7- 37- 36- 39- 127- 22- 60- 269.
3. TỲ THỰC
Bụng đầy, chướng hơi, ợ chua.
Phác đồ:  41- 7- 63- 39- 37- 127- 189- 104- 235- 8- 106- 222.
4. TỲ NHIỆT
Môi đỏ hay sinh mụn nhọt.
Phác đồ:  12- 60- 37- 40- 124- 26- 143- 51- 16- 61- 38.
5. ĂN KÉM DO TỲ
Phác đồ:    41- 19- 7- 63- 39- 17- 113- 37- 1- 290- 22- 127.
6. RỐI LOẠN TIÊU HOÁ ĐI PHÂN SỐNG
Phác đồ:  127- 19- 143- 1- 103- 41- 50- 37- 124.
7. ĂN VÀO CHẬM TIÊU, CHƯỚNG BỤNG, ĐẦY HƠI, Ợ HƠI.
Phác đồ:  189- 63- 7- 6- 61- 104- 15- 127.
Nếu có ợ hơi gia huyệt: 59- 126.
Kết hợp hơ ngải cứu lòng bàn tay, bàn chân nơi phản chiếu dạ dày.
8. BỤNG TO, MẶT PHÙ THŨNG, DA BỤNG DÀY CHẮC
Người to béo vẻ mệt nhọc, hôm ăn ngon miệng, hôm chán ăn, ấn day hơ ngải cứu các huỵệt :
A.    19- 3- 7- 34- 15- 39- 10- 103- 1- 290.
B.    19- 64- 39- 63- 222- 236- 22- 127- 235- 87- 85.
9. ĐAU BỤNG DO  VIÊM LOÉT DẠ DÀY, THỪA CHẤT CHUA, NÔN MỬA.
Phác đồ A.      50- 19- 37- 38- 1- 61- 113- 121- 34- 60- 54.
Phác đồ B:      19- 64- 74- 39- 120- 121- 60- 34- 124- 61.
10. SINH ĐỜM DO TỲ
Ấn day hơ ngải cứu, dán cao
Phác đồ:    28- 37- 3- 132- 267- 491- 26- 275- 14.
11. TRỊ ĐAU NHỨC DO TỲ
Đau nhức khó trăn trở, đau ran dưới  ngực, phiền muộn.
Phác đồ:    41- 37- 38- 16- 61- 87- 60- 39- 43- 45- 300- 0.
12. TỲ SINH ĐỜM GÂY TỨC NGỰC KHÓ THỞ
Ấn day theo phác đồ: 73- 162- 62- 189- 28- 34- 3- 61- 269 - 57.
13. TỲ MẤT CHỨC NĂNG KIỆN VẬN
Gây chướng bụng, đầy hơi.
Phác đồ:  19- 3- 28- 38- 61- 104 – 26.
14. TRĂN TRỞ, BUỒN CHÂN, TAY KHÔNG NGỦ  ĐƯỢC DO TỲ.
Ấn, day, hơ ngải cứu, dán cao theo phác đồ sau
124- 34- 217- 267- 51- 127- 14- 156.
Kết hợp lăn nhiều lần 2 bên thăn lưng, sẽ được ngủ yên.
15. TỲ MẤT CÔNG NĂNG KIỆN VẬN VÀ CÔNG NĂNG VẬN HOÁ NƯỚC.
Sinh ra Bạch đới khí hư (huyết trắng) Day ấn hơ ngải cứu .
Phác đồ:    22- 127- 63- 53- 287- 3- 1- 37- 26.
16. ĂN KÉM DẪN ĐẾN SUY NHƯỢC CƠ THỂ, NGƯỜI GẦY MẤT NGỦ.
Phác đồ:    127- 63- 7- 113- 17- 50- 19- 39- 37- 1- 290- 22- 103- 106- 34- 124.
17. VIÊM LOÉT DẠ DÀY, THỪA CHẤT CHUA, BỤNG CỒN CÀO...
Phác đồ cắt cơn cồn cào:    19- 37- 39- 61- 121- 113- 34- 1- 50- 54.
18. ĐAU DẠ DÀY MỚI HOẶC ĐÃ LÂU, DÙNG NHIỀU LOẠI THUỐC KHÔNG KHỎI
Phác đồ:    19- 63- 61- 37- 39- 222- 3- 45- 16- 50- 14- 127- 0.
Ngày ấn 3 lần sáng, trưa, tối, cơn đau giảm dần rồi bệnh khỏi.
19. RỐI LOẠN TIÊU HOÁ, ĐI CẦU PHÂN SỐNG
Phác đồ:   127- 19- 143- 1- 103- 50- 37.
Ấn day, hơ ngải, dán cao Salonpas lưu cao trên huyệt 3h .
20. ĂN BUỔI SÁNG, BUỔI CHIỀU MỬA, BỤNG ĐẦY KHÓ CHỊU....
Phác đồ:   Day, ấn, hơ ngải cứu, dán cao Salonpas:   19- 63- 1- 189- 6- 127.

0/0

==================================
RƯỢU SAY  -  Mặt đỏ, Mặt tái
     LY.  PHAN XUÂN QUYÊN       
      (Từ: Tập san Diện chẩn – Số 4-2007)
Khi uống rượu có người mặt đổ, có người mặt tái đi. Vì sao vậy ? Nguy cơ tác hại do rượu gây ra ở loại người nào cao hơn ?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu, khi uống rượu thấy Não là nơi “hút” rượu nhiều nhất, sau đó là Gan, Thận, cơ bắp…
Nếu 100 gam máu có chứa 0,52 ml rượu nguyên chất thì Não chứa 0,41 ml, Thận - 0,39 ml, Cơ bắp - 0,33 ml.

1. NHÓM NGƯỜI UỐNG RƯỢU MẶT ĐỎ (TIM ĐẬP NHANH)
Khi uống rượu, rượu tác động mạnh đến Não, thần kinh phản ứng các mạch máu trong tạng phủ co nhỏ lại, làm cho tỉnh mạch, mao mạch thu hẹp lại, sinh áp lực đẩy máu nhanh hơn, tim đập nhanh, huyết áp tăng. Mạch máu ngoại vi giãn ra làm mặt đỏ bừng bừng.
Nhóm người này ít bị các biến chứng sinh bệnh ở Nội tạng, nhưng lại có nguy cơ khác, do mạch ngoại vi giãn ra để thải nhiệt, làm cho tấu lý không được vững chắc, gặp gió lạnh dễ bị tặc tà xâm nhập gọi là trúng gió rất nguy hiểm.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ :  26- 143- 28 - 57.
            n huyệt 57 để điều hoà nhịp tim.
            n huyệt 28 tăng cường phế khí cho tạng Phế.
            n 143 Trừ nội nhiệt bức bách ở bên trong, chống co nhỏ động mạch và tỉnh             mạch trong tạng phủ.
            n huyệt 26 hỗ trợ Thuỳ Não đào thải rượu.

Cuối cùng lấy cục nước đá đông lạnh áp chườm vào các huyệt vừa ấn, bệnh say rượu mặt đỏ tim đập nhanh sẽ hết.
Nếu uống rượu thấy người vã mồ hôi nhiều, mặt đỏ, tim đập nhanh. Lấy bột săn dây pha với nước đun sôi để nguội và cho ít muối vào cốc bột sắn cho người say rượu uống, thì mồ hôi cầm ngay, người tỉnh táo.

2. NHÓM NGƯỜI UỐNG RƯỢU MẶT TÁI ( TIM ĐẬP CHẬM).
Khi uống rượu, rượu tác động mạnh đến Não, thần kinh phản ứng giãn nở mạch       máu ở các cơ quan Nội tạng như : Tim, Gan, dạ dày, ruột, lá lách…
Mạch máu ở bên ngoài “dưới da” thì co nhỏ lại làm cho da mặt họ tái đi.
Những người uống rượu mặt tái, nếu uống quá liều thường sảy ra các hiện tượng: Nội tạng giãn nở nhiều, gây loét dạ dày, nặng hơn là xuất huyết , thậm      chí thủng, xuất huyết Thận, lá lách, xơ cứng động mạch vành….

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ:          Ấn các huyệt sau: 19- 290- 16- 61- 57-.
           
Ấn 61- 19- 290. Chống sự co giãn mạch trong tạng phủ, tránh sự viêm loét, xuất huyết, chống xơ cứng động mạch vành, làm cho các mao mạch, tỉnh mạch  ở bên ngoài cơ thể không co nhỏ lại được. Ấn 16 làm giãn mạch, điều hoà sự co giãn mạch.
Ấn 57  để điều hoà tạng Tâm, nếu tâm đập nhanh tác dụng của huyệt sẽ làm tim đập chậm lại.
            Chú ý:
Người uống rượu mặt tái  kiêng dùng đá lạnh chườm.

BÀI THƠ CHO NGƯỜI UỐNG RƯỢU SAY MẶT ĐỎ

Rượu say  bí  tỷ la đà
26- 28- 57- 143  ấn là hết say.
Lấy cục nước đá áp ngay
Vào huyệt 26- 28- 57 rượu say hết liền.
Vợ con  chẳng phải buồn phiền
Người say tỉnh lại, phép tiên diệu kỳ./.
                                                                       
                           Xuân Quyên


==============================================
BỆNH YẾU SINH LÝ NAM
(SUY NHƯỢC SINH DỤC NAM)
Soạn bài:   PHAN XUÂN QUYÊN
(Từ: Tập san Diện chẩn – Số 4 – 2007)

I. THEO ĐÔNG Y VÀ TÂY Y
Tây y cho rằng tài liệu nói về bệnh yếu sinh lý rất hiếm hoi ở Việt Nam, nên ít đề cập đến vấn đề này.
Đông y: Là bệnh rất sở trường cho thuốc phục hồi  sự suy yếu của Thận. Qua các bài thuốc bắc nổi tiếng, những toa thuốc tễ , ngâm rượu, những đơn thuốc có tính chất kích dục  làm bện tinh có đủ trong kho tàng Đông y như: Tắc kè, Hải mã, Rắn hổ mang, Bã kích, Cau kỳ tử, Dâm dương hoắc.vvv.
Theo Đông y: Thận là một tạng rất quan trọng đứng hàng đầu trong 5 tạng, 6 phủ. Thận là nguồn  gốc của thiên nhiên là cơ sở của âm dương là Thủy hỏa trong cơ thể của chức năng sinh dục, phát dục và hoạt động của con người.
Nếu cơ năng của thận suy yếu, bất cứ trường hợp nào cũng đều ảnh hưởng đến cơ thể. Bệnh ở thận sinh ra nhiều triệu chứng như: Đau ngang lưng, mỏi gối, dị mộng tinh, hoạt tinh, liệt dương, phù thủng….

II. BIỆN CHỨNG BỆNH THẬN
            Những tiêu chuẩn để xác định bệnh thận như
  1. Lưng cột sống đau mỏi.
  2. Đùi, gối, cẳng chân, gót,chân, đau nhức, buồn.
  3. Tai ù, tai điếc.
  4. Tóc rụng và khô héo.
  5. Răng long lay, hở thưa.
  6. Cơ năng bộ phận sinh dục mất bình thường.
  7. Bộ xích mạch pháp tay trái yếu.
Nếu thấy trong 3 vấn đề trên thì kết luận thận suy yếu. 

III. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
A. THẬN ÂM HƯ
Lòng bàn tay, bàn chân nóng, không ngủ được.
Nóng hâm hấp nửa người phía trên.
Lưỡi đỏ, có nứt rạn, về chiều miệng khô.
Quay đầu chóng mặt,  hoa mặt, mộng dị tinh.
Nước tiểu vàng đỏ. Đại tiện táo bón.
Kết hợp trong 3/7 tiêu chuần trên cộng với 3 hoặc 4 hiện tượng này nữa thì  khẳng định thận âm hư tổn.

B. NHỮNG ĐIỂM THUỘC THẬN DƯƠNG HƯ
- Sợ lạnh, rêu lưỡi nhợt nhuận.
- Tay chân lạnh, nước tiểu trắng.
- Hay đi tiểu đêm, hơi thở ngắn, mỏi mệt.
- Đại tiện lỏng, tinh thần mờ tối.
- Tự ra mồ hôi, liệt dương.
- Sắc mặt kém tươi, Tảo tinh.
- Phù thủng, mạch vi nhược.
         
Kết hợp 3/7 tiêu chuẩn trên cộng với 3 hoặc 4 hiện tượng này, khẳng định là Thận dương hư tổn.
                                                                                           
   THEO DIỆN CHẨN
A. NGUYÊN NHÂN
Bệnh yéu sinh lý do nhiều yếu tố như: Do bẩm sinh di truyền, hoàn cảnh địa phương, khí hậu thời tiết, thức ăn, tiếng động, giao hợp quá độ, kiêng cử giao hợp, gia yếu, … Nhưng chủ yếulà do trạng thái thần kinh, mức độ, tự chủ của mỗi người.
B. TRIỆU CHỨNG
1. Xuất tinh sớm.
2. Dương nụy (Dương vật mềm không đủ giao hợp).
3. Liệt dương ( Dương vật không hoạt động).
4. Lãnh cảm, người bệnh có hoặc rấ ít cảm giác ham muốn tình dục 
 khi  gần người khác phái, đôi khi còn chán ghét sự sinh hoạt tình    
 dục.
C. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
1. BỆNH XUẤT TINH SỚM
Day ấn, dán cao các huyệt
124+ . 34+ . 1 . 45+ . 127 . 22 . 7+ . 17+ . 16+ . 0+.
Chà sát vùng 2 bên mang tai, cằm, vùng đầu mũi, trán và huyệt 300+ 301+ .  302+ .
2. BỆNH DƯƠNG NỤY
Day ấn hơ ngải cứu, dán cao Salonpass lưu cao qua đêm.
127 . 19 . 9 . 40 . 37 . 7 . 63 . 1 . 45.
3. BỆNH LIỆT DƯƠNG
Day ấn, hơ ngải cứu, dán cao Salonpass lưu cao qua đêm.
127 . 19 . 1 . 7 . 0 . 17 . 113 . 50 . 37 . 300+ .
4. BỆNH LÃNH CẢM
Day ấn, hơ ngải cứu, dán cao Salonpass lưu cao qua đêm: 63 . 7 . 113 . 287.
Bệnh nhân chà sát bờ môi trên ngày 3 lần mỗi lần 10 phút.
Kết hợp ăn: Lòng đỏ trứng gà, Hồng sim, Cà rốt, cả 3 thứ quay sinh tố, hấp cách thủy, ăn mỗi tuần 3 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Kiêng: Cà phê, thuốc lá, rượu, phim ảnh kích thích.
Nên: Tập thở sâu, chạy tại chỗ, nằm ngửa cong mình lên hai chân đạp  kiểu đi xe đạp hoặc 2 chân đá tới lui.

  ỨNG DỤNG BÀI THUỐC ĐÔNG Y 
Sinh tân, trợ Dương (Đại bổ khí huyết cho Tâm -Thận)
THÀNH PHẦN
1
Nhân sâm
04 gam.
2
Bạch truật
38 gam.
3
Ba kích thiên
38 gam.
4
Hoàng kỳ chích mật
20 gam.
5
Ngũ vị tử
04 gam.
6
Thục địa
38 gam.
7
Nhục quế
04 gam.
8
Viễn chí
04 gam
9
Bá tử nhân
04 gam.
10
Sơn thù du nhục
12 gam.
Các vị sắc uống hoặc dùng hàm lượng lớn để làm hoàn, hay ngâm rượu.
Theo tài liệu cổ:
Uống liên tục 4 tháng thì dương cường.
Uống tiếp 4 tháng thì dương vượng, Tiếp tục uống tiếp 4 tháng thì giao hợp lâu mà không thất bại. Nếu uống kéo dài thì cơ thể khác hẵn, cơ thể như được tái tạo mới,

Chú ý:  
- Người yếu về sinh lý phần lớn do Tâm khí bất túc.
- Người giao hợp kéo dài là do sức hỏa của Mệnh môn sung mãn.
- Dương vất mềm nhũn là do hỏa Mệnh môn suy./.
 ========================================
(Còn nữa)