(From: taminhdc.blogspot.com)
Năm 1989
hay 1990 gì đó, Hội Chữ Thập Đỏ Long Xuyên đưa xe lên mời Thầy Châu về Long
Xuyên huấn luyện DC, thời điểm đó Long Xuyên còn là thị xã. Thầy Châu đưa tôi
theo để trợ giúp ông. Hóa ra, An Giang đã hình thành phong trào DC được mấy năm
do Ba Đức, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo gầy dựng. Ba Đức học DC từ ông Tư (cho
đến nay tôi cũng chưa biết mặt ông Tư, chỉ biết ông có học DC ở TT-DC.ĐKLP, 19B
Phạm Ngọc Thạch từ năm 86-87 gì đó). Ba Đức gầy dựng phong trào rất thành công,
thành công đến mức hơn 20 phòng khám cấp phường xã của TX Long Xuyên và một số
huyện lân cận thuộc tỉnh An Giang đều có tổ điều trị bệnh bằng DC. Đến mức các
BS trong ban lãnh đạo Hội Chữ Thập Đỏ của Long Xuyên phải chú ý và họ quyết
định mời Thầy Châu về để cũng cố và phát triển vững mạnh hơn cho phong trào vì
trình độ văn hóa của Ba Đức chưa quá cấp 1 nên họ không tin tưởng lắm!!! Với lại,
dù sao mời “sư tổ” xuống vẫn hợp lý và yên tâm hơn.
Lớp huấn
luyện DC ở thị xã Long Xuyên do Hội Chữ Thập Đỏ tổ chức vừa xong thì Ba Đức mời
chúng tôi đến lớp đang huấn luyện của cậu ta (ở đâu….quên rồi). Tại đây, cậu
đưa đến một bệnh nhân nữ khoảng 50 tuổi, bị sưng (phù nề) đốt 1 ngón tay cái
bên phải đã hơn tháng, không đau lắm dù bóp vào chổ sưng nhưng khiến ngón tay
không co duỗi được. Cậu cho biết trị cả tuần mà không ăn thua gì, theo cậu đây
là ca bệnh về khớp kỳ cục nhất từ trước đến giờ của cậu. Mặc dù văn hóa chỉ ở
cấp 1 nhưng tay nghề DC và khả năng tổ chức của Ba Đức khá tốt nên mới phát
động và triển khai phong trào DC ở đây mạnh đến vậy. Tôi day bộ Trừ Thấp, không có phản chiếu. Ba Đức hỏi:
- Sao thầy không day phản chiếu?
- Vì bệnh này do thấp thuần túy,
không dùng phản chiếu thử xem nó hiệu quả đến đâu. Ngày mai mà không giãm sẽ
thêm phản chiếu cũng không muộn.
Sáng hôm
sau, chúng tôi vừa đến lớp, Ba Đức thông báo BN sưng khớp hôm qua mời thầy trò
cả lớp (gần 40 người) đến nhà chị dùng một bữa tiệc chay mừng ngón tay chị đã
trở về bình thường. Thì ra hôm qua tại lớp, ngón tay chưa chuyển biến gì nhưng
khi về nhà, sau giấc ngủ trưa dậy chị ngạc nhiên thấy nó trở lại bình thường
như hồi chưa sưng.
Nhà chị
là một bè nuôi cá trên sông, một buổi tiệc chay thật vui và mát mẻ.
Sau đó,
Ba Đức cho hay cậu áp dụng ngay cho một ca bệnh u nang buồng trứng bằng cách
day dầu bộ này và thêm vùng 73 phản chiếu buồng trứng; thành công……..và cậu mê
bộ này từ đó.
Thật ra,
tôi đã nghiên cứu định hình xong bộ Trừ Thấp ở TT/DCĐKLP nhưng chưa phổ biến vì
định nghiên cứu cho tận ngọn nguồn các trường hợp bệnh do thấp. Nhân dịp này
tôi muốn thử nghiệm thêm cho chắc nên không dùng phản chiếu, không ngờ thành
công mỹ mãn. Từ đó, tôi mới chính thức phổ biến công khai bộ Trừ Thấp mà lại là
ở An Giang chớ không phải ở Sài Gòn, cái nôi của Diện Chẩn.
Sau này,
vì nhiều trường hợp khác nhau, tôi thiết kế thêm bộ Lọc Thấp và bộ Trục Thấp
cho phù hợp thực tế bệnh trạng và thể trạng của mỗi bệnh nhân.
Có điều
cần nói rõ là bộ Trừ Thấp nên tác động từ dưới lên, bắt đầu từ huyệt 521, kết
thúc ở huyệt 103 chớ không phải khởi đầu từ 103, kết thúc ở 521 như một số tài
liệu khác, có lẻ vì người copy không hiểu hàm ý của tôi nên đã tự động điều
chỉnh khiến bộ huyệt giãm hiệu quả nhiều. Vì từ dưới lên hàm ý kèm tính thăng
khí để hổ trợ và phát huy chức năng trừ thấp. Vì “khí suy thì thấp trệ, khí
hành thì thấp tan”.
Bộ Lọc
Thấp lại từ trên xuống vì lọc chỉ có nghĩa đề phòng thấp tụ khi cần bổ âm bổ
huyết cho nên không cần nhờ khí hổ trợ như Trừ Thấp hay Trục Thấp.
Lương-y
Tạ Minh.
Sài Gòn,
Quận 10, 28-04-2014.
---------------
Ghi chú: Tiêu đề gốc của bài này là: "Chuyện ở thị xã Long Xuyên", DCHN xin phép sửa lại một tý cho đồng nghiệp dễ tra cứu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét